Hướng dẫn vẽ line chart bằng Base R Graphics

https://thongkesinhhoc.quarto.pub/tinh-huong-base-r-graphics-thuong-gap.html

Việc vẽ đồ thị trong R tuy không khó nhưng có khá nhiều những lệnh nho nhỏ để control đồ thị được đúng với mục đích người sử dụng. Để thuận tiện cho việc tham khảo các lệnh này thì mình có làm 1 file hướng dẫn các tình huống thường gặp, các bạn tham khảo nhé.

Dataset sử dụng được trích xuất nhanh từ function extract_faostat trong package tuhocr giúp giảm thời gian cho việc chuẩn bị dữ liệu phù hợp để đưa vào đồ thị.

Trong 10 bước mình trình bày thì chia thành 3 giai đoạn quan trọng.

***Vẽ được cái đã***

Bước 1: Đây là bước rất quan trọng để xác nhận là cấu trúc dataset của bạn phù hợp với function vẽ plot trong R. Nhiều bạn bị mắc kẹt ngay từ bước đầu khi không sắp xếp dữ liệu ở dạng ready data (thường là dạng wide) giúp R hiểu mà từ đó truyền dữ liệu vào lệnh plot.

***Bắt đầu vẽ chuẩn đồ thị***

Bước 2 đến bước 5 là quá trình bạn chuẩn lại đồ thị về tỷ lệ giữa trục X và Y tương ứng với data point, tùy chỉnh thêm text label cho các trục và thêm legend hoàn chỉnh.

Kết thúc bước 5 là bạn có đồ thị đã đạt chuẩn để sử dụng trong báo cáo rồi. Đây cũng là thời điểm bạn đã cơ bản nắm vững được các lệnh vẽ đồ thị trong R.

***Vẽ đẹp là một hành trình dài nhưng không khó***

Từ bước 6 đến bước thứ n là giai đoạn bạn customize thêm cho đồ thị từ font chữ đến grid line, màu nền hay các chú thích nâng cao trên đồ thị theo mục đích trực quan hóa dữ liệu để làm nổi bật thông điệp đến người tiếp nhận.

Trong đoạn này thì khâu khó là chọn bộ set màu sao cho tương phản, dễ nhìn hay theo một phong cách nào đó để làm sao cho đồ thị bạn trình bày đạt được độ thẩm mỹ cao.

Đối với một số tạp chí có yêu cầu cao về chất lượng đồ thị sẽ có guideline hướng dẫn bạn trình bày sao cho đạt yêu cầu để publish.

Nhìn chung, giai đoạn vẽ đẹp này bạn không phải quá lo lắng vì đâu đó trên Internet vẫn có những hướng dẫn cho các chi tiết hay chức năng "độc, lạ" nào đó mà bạn muốn đưa vào đồ thị.

Sau cùng, bạn tự tin rằng với R thì việc trực quan hóa dữ liệu trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp hơn rất nhiều, từ đây bạn mới đặt lại vấn đề căn bản ngay từ đầu (vốn được lướt qua khi bạn vẽ đồ thị) là "Thực sự ở dạng dữ liệu mà bạn có thì nên thể hiện ở dạng đồ thị nào thì hợp lý nhất?", đây là câu hỏi bạn nên dành nhiều thời gian để suy ngẫm trước khi bắt tay vào học các kỹ thuật vẽ đồ thị để kết quả thu được là 1 đồ thị có chiều sâu, chuẩn và chất.

Mình chuyên đào tạo R căn bản ở www.tuhocr.com thân mời bạn tham gia khóa học để kịp thời trang bị kỹ năng R rất cần thiết này nhé.